---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Thừa
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十乘 (Ma Ha Chỉ Quán)
Thập thừa là mười thừa quán pháp. Thừa có nghĩa là chuyên chở. Vì người tu hành nương vào mười pháp này tu tập thì có thể chuyên chở ra khỏi sống, chết, qua bên kia bờ Niết Bàn. Có đến mười pháp, do người tu quán căn cơ không giống nhau gồm thượng, trung, hạ. Đối với bậc thượng căn, ban đầu, chỉ quán cảnh bất tư nghì, thì phá được hoặc, hiển được lý. Bậc kế, đối với quán pháp ban đầu, tu tập mà không vào được, mà phải phát tâm lần thứ hai, cho đến lần thứ tám, mới có thể phá được hoặc, hiển được lý. Bậc kế tiếp nữa, đối với bảy cách quán ở trước hông vào được, phải dùng đến tri vị thứ tám, cho đến ly pháp ái thứ mười, mới có thể phá được hoặc, hiển được lý. Chỉ Quán Đại Ý nói: Bậc thượng căn chỉ có một pháp; bậc trung căn phải có hai hoặc bảy pháp; hạ căn phải đủ mười pháp, mới biết được cảnh mầu nhiệm, là gốc của chín thừa. Theo đúng căn bổn tu tập chín thừa, mới có thể vào sơ trụ. Vì vậy luận bàn đầy đủ mười thừa này.
Một, Quán Bất Tư Nghì Cảnh. Quán tức là năng quán (người quán). Cảnh tức là sở quán (cảnh bị quán). Năng quán, sở quán đâu có ra ngoài sắc tâm. Sắc từ tâm tạo ra, nên cả hai đều là tâm.
Kinh nói: Trong ba cõi không có pháp nào khác, chỉ một tâm tạo tác thôi. Đó tức là công việc hằng ngày của chúng sanh khi căn đối với trần, vọng tâm khởi lên trong một niệm vậy. Lúc ấy, tâm toàn chân này thành vọng. Nay thấu được vọng tức là chân. Trong vọng tâm này đầy đủ các pháp, không chút nào sứt mẻ. Đó là tâm là tất cả pháp và tất cả pháp là tâm; chẳng phải một chẳng phải khác; không có trước không có sau; nhiệm mầu tuyệt đối vắng lặng; Thức chẳng hiểu được; lời chẳng thể nói được; nên bảo rằng tâm này là cảnh không thể nghĩ bàn. Đối với một tâm này, trong từng niệm có đầy đủ ba quán: Không, Giả , Trung. Nếu quán một pháp tức là quán tất cả pháp, đó là giả quán; quán tất cả pháp tức là quán một pháp, đó là Không Quán; chẳng phải một chẳng phải tất cả, mà một mà tất cả, đó là trung quán. Không Quán phá trừ kiến, Tư Hoặc chứng được đức Niết Bàn. Giả Quán phá trừ Trần Sa Hoặc, chứng được đức giải thoát. Trung Quán phá trừ Vô Minh hoặc, chứng được đức Pháp Thân. Ba quán đã là một mà là ba; há ba hoặc lại có phá trừ trước, sau; ba đức chẳng phải theo tuần tự mà chứng. Nói thì có tuần tự, nhưng lý thì không. Vì chứng được ba đức là vào được sơ trụ. Vì vậy nói người thượng căn chỉ dùng một pháp, tức là chỉ cho sơ pháp này.
(Lìa tánh, lìa tướng là không; không pháp nào là không duyên sanh là Giả; chẳng phải không chẳng phải giả là Trung).
Hai, Phát Chân Chánh Bồ Đề Tâm. Tiếng Phạn là Bồ Đề, tiếng Hoa là Đạo. Ý chí to lớn mới khởi lên, tạo nên hứng thú trong một thời gian, gọi là phát. Không dựa vào giáo lý Thiên, Quyền, mà chỉ dựa vào cảnh mầu nhiệm của trung đạo, Viên, Thật, gọi là chân chánh. Bồ Đề là quả có được trong thời gian tu tập nhất định. Cảnh nhiệm mầu là con đường đã chọn đi. Tâm tức là tâm có khả năng thực hành, có khả năng hướng tới. Bởi bậc trung căn quán cảnh mầu nhiệm trên không ngộ, lại càng thêm phát tâm. ở trong tâm thanh tịnh, suy nghĩ về ta, người, thương xót mình, người, từ vô lượng kiếp chìm nổi trong sống, chết, chưa hề phát lên tâm chí dù là nhỏ hẹp, lờ mờ về tâm Bồ Đề. Nay, ta tuy biết ra điều ấy, nhưng thực hành chưa đến nơi, chưa đầy đủ, nên nương vào cảnh mầu nhiệm trước, phát lên bốn lời thệ rộng lớn là: Thề nguyền độ chúng sanh nhiều vô số; Thề nguyền dứt hết phiền não nhiều vô số. hai nguyện này là dưới giáo hóa chúng sanh. Thề nguyền hiểu biết tất cả pháp môn; Thề nguyền thành được Phật đạo cao siêu. hai nguyện này là trên mong cầu Phật đạo. Phát Nguyện này xong, như lý suy tư, bỗng rõ lẽ đạo, vào được ngôi vị phàm, thánh. Đó là phát tâm Bồ Đề chân chánh.
(Thiên, Quyền, Viên, Thật: ba giáo Tạng, Thông, Biệt là Thiên, là Quyền; Viên Giáo là Viên, là Thật. Hoằng thệ: Hoằng là rộng. Thệ là chế ngự. Vì phát nguyện là chế ngự rộng khắp tâm mình. Ngôi vị Phàm, Thánh: Phàm là năm Phẩm trong ngôi vị Thập Tín; Thánh là các ngôi vị của Thập Trụ).
Ba, Thiện Xảo An Tâm. Thiện là dựa vào pháp tánh để tự an tâm mình, vì pháp tánh là đối tượng được an, vì tịch chiếu là năng an. Tịch tức là chỉ (định). Chiếu tức là quán. Nếu tin tâm này chỉ là pháp tánh, thì khởi lên là pháp tánh khởi lên, diệt đi là pháp tánh diệt, rốt ráo không khởi không diệt. Tạm gọi là có sanh có diệt, khi tu hành hiểu được thể tánh như thế thì Pháp Giới đều vắng lặng; đó gọi là chỉ. Nếu quán sát tâm thể này là Vô Minh, thì Vô Minh tức là pháp tánh, Vô Minh và pháp tánh, từ xưa đến nay, vốn không, và cái không ấy cũng không thể được (có) thì Pháp Giới sáng trưng; gọi đó là quán. Nếu lìa pháp tánh thì không có chỗ an tâm; nếu lìa chỉ, quán thì không có pháp an tâm. Vì như trên, phát tâm không hiểu rõ, nên phải dùng đến phương tiện khéo léo để làm cho tâm được an.
Bốn, Phá Pháp Biến. Phá Pháp Biến là dùng ba quán là pháp năng phá, phá hết các hoặc (phiền não). Hai giáo Tạng, Thông chỉ dùng Không Quán phá kiến, Tư Hoặc nên không thể gọi là khắp (hết) được. Biệt Giáo trước dùng Không Quán phá kiến, Tư Hoặc; kế đến dùng giả quán phá Trần Sa Hoặc; sau cùng dùng Không Quán phá Vô Minh hoặc. Vô Minh chưa hết sạch, cũng không thể nói là khắp. Nay giáo pháp Viên đốn thì cho rằng tam quán chỉ ở nhất tâm. Tâm không nên một không thì tất cả không, tức là các pháp đều không. Không thì ba hoặc đều phá. Tâm giả nên một giả thì tất cả giả, tức là các pháp đều giả. Giả thì ba đế đều thành tựu. Tâm trung nên một trung thì tất cả trung, tức là các pháp đều trung. Trung thì phá tất cả hoặc, hiển lộ tất cả lý; nên gọi là biến (khắp, hết). Nếu trên nhờ thiện xảo an tâm thì hoặc bị phá, lý được hiển, không đợi phá nữa vì chưa an, nên phải tu theo phá pháp biến.
Năm, Thức Thông Tắc. Thông tức là thông đạt (biết hết mọi việc). Vì các pháp Bồ Đề, Niết Bàn, Lục độ, tánh của nó thông suốt và có thể làm hiển lộ lý của thật tướng, nên gọi là thông. Tắc tức là ngăn lấp. Vì các pháp sống chết, phiền não, sáu tế, tánh của nó tối tăm, hay che lấp ý của thật tướng và không thể hiển lộ được, nên gọi là tắc. Hoặc khái quát mà nói, như trong Phá Pháp Biến ở trước hoặc bị phá là tắc, pháp năng phá là thông; hoặc nói riêng đối với quán pháp năng phá, lại khởi lên tham đắm, cũng gọi là tắc. Đó là vì đối với thông mà khởi lên tắc. Tắc này phải phá thì tắc sẽ được thông. Thông này phải được hỗ trợ, chỉ phá tắc còn lại thông. Vì trong Phá Pháp Biến ở trên tu tập chưa ngộ, lại sợ từ thông đạt khởi lên che lấp; che lấp thì không thông, nên lập ra pháp thông tắc này, giúp cho Phá Pháp Biến từ tắc được thông và từ thông không tắc, nên gọi là thức thông tắc.
(Phiền não: Mờ ám, buồn rầu là phiền; Tâm thần tức giận, buồn bực, không yên là não. sáu tế là xan tham, phá giới, sân nhuế, giải đãi, tán loạn, ngu si).
Sáu, Đạo Phẩm Điều Thích. Đạo có nghĩa là thông suốt. Thứ, loại không giống nhau, nên gọi là đạo phẩm. Vì 37 đạo phẩm có khả năng dẫn đến Niết Bàn. Điều thích là giải bày thỏa mãn, đúng đắn. Nói cách khác, đó là 37 phẩm trợ đạo. Nếu nói tổng quát thì 37 phẩm trợ đạo này không ra ngoài giới, định, huệ; tức là lấy giới, định, huệ điều hòa một cách thích đáng. Nếu tu Tứ Niệm Xứ thì có thể sanh chánh cần, chánh cần phát sanh như ý túc. Như ý túc sanh ra ngũ căn. Ngũ Căn sanh ra ngũ lực. Ngũ Lực sanh ra thất giác. Thất giác vào bát Chánh Đạo. Đó là điều hòa một cách thích đáng. Nếu tùy theo căn tánh của con người, đối với các đạo phẩm, không căn tánh nào là không khế hợp, thích ứng để có thể vào đạo, thấm lý. Đó là điều hợp có thích nghi. Phải biết rằng 37 phẩm trợ đạo là Đạo đế trong Tứ Đế. Nay nương vào Vô Tác Tứ Đế của Viên Giáo, thì 37 phẩm trợ đạo thành Nhất Niệm tam quán. ở trên đã đề cập Phá Pháp Biến và Thức Thông Tắc, nếu không dùng 37 phẩm trợ đạo điều hợp thích đáng, thì có thể làm thế nào cùng chân pháp tương ứng.
Đại luận nói: 37 phẩm trợ đạo là phương pháp tu hành. Người tu, nếu muốn phá trừ được phiền não, thâm nhập vào lý đạo, phải thực hành 37 phẩm trợ đạo này một cách thích hợp.
(37 phẩm trợ đạo là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo).
Bảy, Đối Trị Trợ Khai. Đối tức là đối đãi. Trị tức là sửa trị. Vì người tu hành khi đang tu quán, bỗng tâm gian tà nổi lên, ngăn trở việc tu hành, không thể tiến triển. Tùy theo sự vướng mắc của tâm, phải dùng đến pháp tương ứng để đối trị, phá trừ. Tâm vướng mắc đã ngưng, thì việc tu hành có thể tiến bộ, lý chân thật có thể hiển lộ. Giống như thầy thuốc ở đời dùng phương thuật trị bệnh. Thuốc thì tùy bệnh mà dùng. Mắc bệnh cảm lạnh thì dùng thuốc có tính nóng để trị, v. v… Nếu thuốc có hiệu nghiệm thì bệnh bớt dần và lúc ấy thân thể khỏe mạnh; vì vậy mà gọi là trợ khai. Vì tâm tà vạy làm chướng ngại tu hành nên làm cho cửa giải thoát không mở. Nay tu tập pháp trợ đạo đối trị này, giúp cho hạnh chánh quán, mở cửa giải thoát ấy ra; nên gọi là đối trị trợ khai. Có thể lấy lục tế và Lục Độ để so sánh. Nếu người tu đạo phẩm đã đề cập ở trên mà cửa giải thoát không mở ra, ngược lại tham lam, bỏn xẻn lại nổi lên, kích động quán tâm, chỉ biết ôm ấp tiền của, gìn giữ cho riêng mình thì phải dùng phương pháp Bố Thí để đối trị. Nếu sân hận, hung hăng, tâm thường sanh giận dữ thì phải dùng phương pháp Nhẫn Nhục để đối trị. Nếu người móng tâm phá giới, sai phạm giới cấm, phải bền vững giữ giới luật để đối trị. Nếu buông lung, lười biếng thì phải dùng siêng năng để đối trị. Nếu dong ruổi đây đó, lông bông cả ngày, tán loạn bất định thì phải dùng Thiền Định để đối trị. Nếu tăm tối, ngu si, lầm lẫn, mê mờ thì phải dùng trí huệ để đối trị. Sáu pháp quán ở trên gọi là chánh hạnh Lục Độ có tên là trợ đạo. Kinh Niết Bàn nói: Phiền não của chúng sanh không phải một thứ, nên Phật nói vô lượng pháp môn đối trị.
Tám, Tri Vị Thứ. Vị tức là những nơi đã trải qua. Thứ tức là lớp lang. Vì những ngôi vị đã trải qua, cao thấp, nông sâu có thứ lớp, không lộn xộn; nếu người tu hành không biết thứ lớp, căn cơ thấp kém, chướng ngại nặng nề, không chỉ các pháp chánh trợ đạo không rõ mà còn sanh tâm kiêu mạn với bậc trưởng thượng: Tự cho mình bằng Phật, chưa chứng cho là chứng, chưa đắc cho là đắc; nên trong kinh Tiểu Thừa nói rằng có Tỳ Kheo tu Tứ Thiền cõi trời Sắc Giới mà cho là chứng tứ quả Thinh Văn; kinh Đại Thừa kể rằng ma giả làm Bồ Tát thọ ký. Nếu biết thứ lớp thì không bị lỗi lầm như thế.
(Chánh, trợ đạo: Chánh là hạnh tu chỉ quán; trợ Lục Độ giúp cho chánh. Tứ Thiền là thiền thứ tư cõi sắc. Tứ quả là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán của Thinh Văn tu chứng. Thọ Ký là lời Phật nói ra cho đệ tử gọi là thọ (trao), kết quả đến đúng thời gian của tâm gọi là ký (ghi).
Chín, An Nhẫn. An tức không động. Nhẫn tức chịu đựng. Vì người tu quán, ban đầu quán cảnh không thể nghĩ bàn, cho đến Tri thứ vị thứ tám, hoặc là vào Ngũ phẩm thì Nghiệp Chướng chuyển biến, trí huệ mở mang, tinh thần và trí huệ trong sáng, nhanh nhẹn. Dù vốn không học hành nhưng có thể hiểu được kinh luận; muốn giảng giải một nghĩa mà nói không hết lời. Hoặc nói Một, hai câu kệ Phật Pháp, hoặc nói Một, hai tắc thiền (thoại tắc). Ban đầu chỉ có một người, sau truyền tụng rộng dần ra, thì danh, lợi bên ngoài chiêu cảm, chướng ngại đời trước làm cho tâm loạn động. Chướng ngại đời trước dù ít, danh lợi lại càng kéo đến, bao vây, bỏ mất công hạnh của mình; chẳng những việc tu hành không tiến lên, mà chướng ngại đường đạo càng nhiều. Chỉ có tự nỗ lực, đối với danh lợi, tâm an nhiên bất động. Lại còn chịu đựng sự vinh, nhục ở ngoài và trong, gắng sức bằng cả tâm hồn mới hòng tiến tới; nên gọi là an nhẫn.
(Ngũ phẩm là Tùy Hỷ, Đọc Tụng, Thuyết Pháp, Kiêm Hành Lục Độ, Chánh Hành Lục Độ.
Mười, Ly Pháp Ái. Vì đối với pháp trung đạo xa lìa tâm ái nhiễm, đó gọi là ly pháp ái. Bởi người tu hành, tu tập chín loại pháp quán ở trước, đã vượt qua hai chướng ngại trong và ngoài, nên đi vào sơ trụ, mà không vào là do ở ngôi vị sáu căn thanh tịnh rồi mê đắm pháp tương tự với trung đạo. Đó là nguyên nhân không thể thẳng vào sơ trụ. Ngôi vị tương tự này không có chướng ngại trong và ngoài, chỉ có đắm nhiễm pháp mà thôi. Nếu chấm dứt đắm nhiễm pháp thì được trung đạo chân thật phát sanh và vào sơ trụ, nên gọi là ly pháp ái. Thứ tám, chín, 13 đều người có căn cơ thấp kém, tu tập bảy loại quán pháp ở trên mà không thể hiểu nổi lý, nên phải nói rõ ràng để cho kẻ hạ căn phải tu đủ cả mười thừa quán pháp.
(Chướng ngại trong, ngoài. Trong là chỉ cho hoặc nghiệp; ngoài là chỉ cho danh, lợi…, vì đều có thể làm trở ngại, che lấp chánh hạnh. Pháp tương tợ là đối với lý của trung đạo, chưa thực chứng, nhưng đã hiểu lờ mờ).
Bộ lạc Nam Mỹ?     Phật nói thọ mạng của loài người cách 100 năm thì giảm một tuổi, y học nói người ta lại tăng lên?     Bản Chất Của Cúng Dường Là Tùy Tâm Và Tịnh Tâm     Giữ Giới Không Sát Sanh     Đền Trả Nghiệp Ác     Có Ma Hay Không?     Xuất Gia & Hiếu Hạnh     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Đàm Loan     Phải chăng học Phật cũng cần đến tri thức ?     Sao nói “thường, lạc, ngã, tịnh” là điên đảo của Nhị thừa?     




















































Pháp Ngữ
Làm quan vun vén riêng tư,
Mất quan mới hối, ngồi thừ thở ra.
Lúc giàu, thỏa sức tiêu pha,
Ðến khi nghèo túng, xót xa làm gì!
Ðắc thế chẳng chút nể vì,
Phạm lỗi mới hối, "thế" đi mất rồi!
Việc đáng học, cứ buông xuôi,
Ðến khi gặp việc, làm hư lại buồn.
Khi say, lảm nhảm ngông cuồng,
Tỉnh ra lại hối hận suông, lộn giờ!
Lúc yên chẳng chịu nghĩ ngơi,
Bê tha bệnh hoạn, hối thời vô phương.

Ninh vô sự nhi gia bần , mạc hữu sự nhi gia phú .
Ninh vô sự nhi trú mao ốc , mạc hữu sự nhi trú kim ngọc .
Ninh vô bệnh nhi thực thô phạn , mạc hữu bệnh nhi thực lương dược .
(Thà là vô sự sống nghèo,
Không thèm hữu sự sống theo cảnh giàu.
Tranh tre trống trước hở sau,
Không thèm hữu sự chuốt trau ngọc vàng.
Cơm hẩm xơi lúc bình an,
Còn hơn bệnh tật thuốc thang đắt tiền.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,765,558